5 yếu tố làm nên sự thành công của một IMC plan là gì?

Kế hoạch truyền thông đa tích hợp (Intergrated Marketing Communication – IMC) đã trở thành một khái niệm quá quen thuộc với các doanh nghiệp ở thời đại 4.0 ngày nay. Tuy nhiên, để tạo nên một IMC campaign hiệu quả không phải là câu chuyện dễ dàng. Vậy những điều làm nên sự thành công cho một IMC plan là gì?

IMC Plan là gì?

Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều kênh truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng, các doanh nghiệp nhìn thấy được nhiều cơ hội hơn ở đa dạng các nền tảng. Tuy nhiên, càng mở rộng ra nhiều kênh truyền thông, vấn đề về sự nhất quán trong thông điệp truyền tải và hình ảnh thương hiệu càng trở nên rõ rệt hơn.

Chắc chắn đã có lúc bạn trông thấy một thương hiệu truyền tải thông điệp và xây dựng hình ảnh thật vui tươi, hài hước tại các offline event nhưng lại quá chính chuyên, nghiêm túc trên mạng xã hội.

Về cơ bản, kế hoạch truyền thông tích hợp – Integrated Marketing Communications (IMC) được định nghĩa là một chiến lược truyền thông trên các kênh khác nhau nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, thống nhất về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn khách hàng biết đến.

“Cha đẻ của marketing hiện đại”, Philip Kotler, từng nói rằng: “Truyền thông tích hợp chính là cách chúng ta nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị dưới góc nhìn của khách hàng”.

Truyền thông tích hợp (IMC plan) chính là cách chúng ta nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị dưới góc nhìn của khách hàng

Truyền thông tích hợp (IMC plan) chính là cách chúng ta nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị dưới góc nhìn của khách hàng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần IMC plan?

Với định nghĩa là một kế hoạch truyền thông tích hợp nhiều kênh, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng IMC plan rất tốn kém và không cần thiết. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm.

Để cạnh tranh ở thị trường vô cùng khốc liệt, một trong những điều quan trọng mà các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần chính là một câu chuyện thương hiệu đủ tốt để gây ấn tượng, chạm đến khách hàng. Và điều cốt lõi để tạo nên một câu chuyện chính là sự nhất quán khi tiếp cận khách hàng ở mọi kênh truyền thông.

Bên cạnh đó, những nội dung như video, bài viết, hình ảnh,… dù đã xuất hiện trên nền tảng này vẫn sẽ được phân bổ một cách khéo léo, thông minh trên nền tảng khác. Điều này không chỉ giúp tạo nên sự nhất quán trong cách truyền tải thông điệp mà còn tiết kiệm chi phí.

Rõ ràng, IMC plan không hề tốn kém và hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều gì làm nên một IMC plan hiệu quả?

Với sự phổ biến của IMC plan trong thế giới của các marketing agency, không quá lạ khi những IMC agency chuyên về tư vấn và thực thi kế hoạch truyền thông tích hợp ra đời. Mỗi agency sẽ có cho mình một công thức riêng để tạo ra IMC plan hiệu quả, đem đến sự thành công cho những chiến dịch của doanh nghiệp. 

Xuyên suốt nhiều năm hoạt động, đội ngũ của The Story Communication đã rút ra 7 yếu tố cơ bản nhưng quan trọng để một IMC plan có thể mang lại giá trị thực cho doanh nghiệp chứ không phải những màn “đốt tiền” vô tội vạ.

Điều gì làm nên một IMC plan hiệu quả?

Điều gì làm nên một IMC plan hiệu quả?

1/ Mục tiêu IMC plan nhắm đến

Giống như mọi bản kế hoạch truyền thông khác, điều đầu tiên các marketer cần xác định chính là mục tiêu. Một IMC plan nhằm tăng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) sẽ triển khai hoàn toàn khác với một IMC plan mong muốn củng cố lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty).

Để tạo nên một IMC plan nhất quán, agency cần khởi đầu với một mục tiêu thống nhất và lấy đó làm nền tảng để triển khai các phần còn lại trong kế hoạch.

2/ Đối tượng mục tiêu (Target Audience), họ là ai?

Mua một miếng bánh nhỏ đúng mùi vị mình thích chắc chắn tốt hơn việc cố gắng mua cả chiếc bánh khổng lồ để rồi đã ăn cả nửa chiếc nhưng vẫn chưa tìm ra được miếng bánh mình thích nhất. Việc xác định Target Audience trong kế hoạch truyền thông tích hợp cũng giống như vậy. Khi IMC plan của bạn nhắm vào tất cả mọi người, đó là một sự lãng phí.

Để tạo nên tệp Target Audience hiệu quả, đừng chỉ dừng lại ở việc phân tích những yếu tố nhân khẩu học (Demographic) cơ bản như tuổi tác, thu nhập, vị trí địa lý. Hãy đặt bản thân vào suy nghĩ của người tiêu thụ sản phẩm và đi sâu hơn để phân tích những đặc điểm tâm lý học (Key Psychographic) liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

3/ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Đừng nhắm mắt đâm đầu vào xây dựng IMC plan mà chưa biết các doanh nghiệp đối thủ đã và đang triển khai như thế nào. Hiểu rõ về câu chuyện, hình ảnh thương hiệu và chiến lược mà đối thủ đang đi giúp chúng ta dễ dàng nhìn thấy khoảng trống trên thị trường để xây dựng nên cách tiếp cận phù hợp cho chiến lược (Strategic Approach).

Đừng nhắm mắt đâm đầu vào xây dựng IMC plan mà chưa biết các doanh nghiệp đối thủ đã và đang triển khai như thế này

Đừng nhắm mắt đâm đầu vào xây dựng IMC plan mà chưa biết các doanh nghiệp đối thủ đã và đang triển khai như thế này

4/ Insight đúng “trụng” luôn insight “bay”

Insight gần như là một trong những kiến thức nhập môn mà mọi marketer cần biết trước khi bước vào thế giới quảng cáo. Có rất nhiều cách để có thể tư duy ra insight trong IMC plan. Tuy nhiên, một trong những vấn đề thường gặp ở nhiều IMC plan chính là phần insight quá “bay”. 

Với những từ ngữ hoa mỹ, nhiều insight nghe có vẻ rất bay bổng và có chiều sâu. Thế nhưng, đôi khi các insight rất “bay” này lại chỉ là suy nghĩ chủ quan chứ hoàn toàn không đúng với đối tượng mục tiêu đã xác định. Ngoài ra, có cả những trường hợp insight đó lại đề cập đến một vấn đề khác mà Target Audience gặp phải nhưng Unique Selling Point (USP) của doanh nghiệp lại không phù hợp.

Sau nhiều năm chinh chiến, đội ngũ The Story Communication đã thấm nhuần tư tưởng rằng trước khi tạo nên một insight bóng bẩy, được mọi người trầm trồ, hãy chắc chắn rằng nó đúng là vấn đề của Target Audience đang gặp phải và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể giải quyết được điều đó.

5/ Sáng tạo nhất quán

Sau tất cả, khi chúng ta đã xác định được mục tiêu, Target Audience, hướng tiếp cận và insight, điều làm nên sự khác biệt giữa nhưng IMC plan chính là sự sáng tạo. Cái “chất” của mỗi IMC agency sẽ được thể hiện qua những yếu tố như concept, thông điệp (Key Message), định hướng nội dung (Content Direction) và đặc biệt là các hoạt động truyền thông trên các nền tảng online lẫn offline.

Suy cho cùng thì thế giới quảng cáo vẫn luôn được xem là mảnh đất của sự sáng tạo, một insight dù tốt nhưng concept, Key Message hay các hoạt động triển khai lại cũ kỹ, thiếu đột phá cũng khó lòng tạo nên một IMC plan hiệu quả.

Tuy nhiên, có một chiếc bẫy mà nhiều marketer gặp phải khi sáng tạo trong IMC Plan chính là thiếu đi sự nhất quán. Như đã đề cập rất nhiều trong bài viết này, giá trị của IMC Plan không phải một tập hợp hàng loạt hoạt động truyền thông trên nhiều nền tảng khác nhau mà chính là sự kết nối giữa các hoạt động đó, cùng truyền tải một thông điệp thống nhất.

Có nhiều cách khác nhau để kết hợp chất sáng tạo và sự nhất quán vào một IMC Plan. Với The Story Communication, cái “chất” mà đội ngũ đem đến cho doanh nghiệp chính là một câu chuyện có sự kết nối chặt chẽ, cuốn hút và thống nhất từ đầu đến cuối để chạm đến khách hàng cũng như đáp ứng được mục tiêu của IMC plan đã đề ra.

“Không có gì lưu lại trong đầu bạn lâu hơn một câu chuyện. Những câu chuyện có thể diễn đạt một ý tưởng phức tạp nhất theo một cách dễ hiểu nhất” – Sam Balter, Senior Marketing Manager của HubSpot.

Mong rằng với 5 yếu tố nêu trên, các marketer có thể tạo ra cho mình một công thức IMC plan hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về IMC plan và lựa chọn một đơn vị IMC Agency phù hợp cho chiến dịch sắp tới cũng như chặng đường phát triển dài hạn.

MORE POST